SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP

CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ GỖ NAM PHÁT chuyên cung cấp và lắp đặt sàn gỗ công nghiệp chất lượng đẹp tại Việt Nam

-----------------------------------------------------------------

1. GIỚI THIỆU SÀN GỖ

Sàn gỗ công nghiệp là một trong những vật liệu trang trí không gian sống được nhiều người dùng ưa chuộng hiện nay. Sản phẩm này nổi bật với tính thẩm mỹ cao, mô phỏng vẻ đẹp tự nhiên và mộc mạc của gỗ. Bên cạnh đó, sàn gỗ được trải qua quá trình sản xuất tân tiến nên sở hữu nhiều tính năng ưu việt. Điển hình là khả năng chịu nước, chống ẩm tốt, kháng mối mọt và chịu lực, chịu nhiệt lâu bền. Sản phẩm hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tốt nhất.

Sàn gỗ công nghiệp là gì?

Sàn gỗ công nghiệp là vật liệu lót sàn thay thế sàn gỗ tự nhiên. Chúng được hình thành từ bột gỗ nghiền nhuyễn, hòa trộn thêm một số chất phụ gia đi kèm. Vẻ đẹp của sàn đến từ lớp giấy hoa văn bao phủ trên bề mặt. Dưới công nghệ in ấn cao cấp, vân gỗ trên sàn nhìn vô cùng chân thật. Ngoài ra, sàn còn có thể khoát lên mình nhiều mẫu mã đa dạng tùy theo ý tưởng thiết kế của nhà sản xuất.

Mặt khác, sàn gỗ công nghiệp có mức giá thấp hơn sàn gỗ tự nhiên khá nhiều. Tuy nhiên, hai loại ván lót sàn bằng gỗ này không thể so sánh với nhau vì mỗi loại đều mang trong mình giá trị riêng. Sàn gỗ là vật liệu được làm từ 100% gỗ. Trong khi đó, sàn gỗ công nghiệp là vật liệu nhân tạo với lượng tiêu thụ gỗ ít hơn, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên gỗ đang dần cạn kiệt.

Cấu tạo chung của ván sàn gỗ công nghiệp

Cấu tạo chung của ván sàn gỗ công nghiệp bao gồm 4 lớp và 1 hệ thống hèm khóa thông minh, cụ thể như sau:

 

Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp
Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp
  • Lớp cốt gỗ: Để tạo nên ván gỗ công nghiệp, các đơn vị sản xuất chỉ được khai thác gỗ từ những cánh rừng được cấp phép và cốt gỗ được hình thành sau quá trình luộc – sấy – nghiền nhuyễn gỗ.Tùy thuộc vào công nghệ sản xuất của từng thương hiệu mà cốt gỗ có các tính năng chống nước, chống mối,.. riêng biệt.
  • Lớp vân trang trí: tạo mẫu mã vân gỗ màu sắc đa dạng, đáp ứng tính thẩm mỹ bằng các công nghệ in ấn tân tiến.
  • Lớp bảo vệ bề mặt: thường dày khoảng 0,3mm, hỗ trợ chống trầy xước cho sàn.
  • Lớp đế cân bằng: bảo vệ sàn từ bên dưới, ngăn hơi ẩm từ cốt nền xâm nhập, hạn chế giãn nở.
  • Hèm khóa sàn gỗ: liên kết các ván sàn bằng mối nối âm – dương. Mỗi thương hiệu sẽ có hèm khóa thiết kế khác nhau.

Lớp cốt gỗ công nghiệp trên sàn được kết hợp với lớp vân trang trí, lớp đế cân bằng và lớp phủ bề mặt dưới công nghệ ép nén áp suất cao.

Đặc điểm sàn gỗ công nghiệp

  • Khả năng chịu lực: thông thường khả năng chịu lực của sàn gỗ công nghiệp rơi vào chỉ số IC2 (chịu được lực khoảng 20N).
  • Chống bám bẩn: lớp bảo vệ bề mặt ngoài chống ma sát, chống tia UV còn giúp vết bẩn không bám lâu trên sàn, dễ lau chùi.
  • Chống ẩm: bột gỗ được ép nén chung với chất phụ gia giúp nước khó thấm hơn. Khả năng chống ẩm của sàn còn dựa vào độ nén và công nghệ sản xuất.
  • Hãm cháy: Gỗ qua nhiều công đoạn sản xuất có khả năng hãm cháy tốt hơn các loại gỗ nguyên chất, đạt chỉ số B1.
  • Cách âm: sàn gỗ công nghiệp được lắp đặt với tấm xốp lót sàn có khả năng cách âm hiệu quả.
  • Truyền tải nhiệt độ ổn định: vốn được sản xuất từ gỗ nên vật liệu này có khả năng truyền tải nhiệt độ vừa phải, không quá nóng hay quá lạnh.

Đọc thêm: Thông số kỹ thuật sàn gỗ công nghiệp

Phân loại sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp vô cùng đa dạng. Giữa các loại ván sàn này có thể khác nhau về cốt gỗ, quy cách thiết kế và cách lắp đặt. Không những thế, xuất xứ cũng đem đến nhiều đặc điểm riêng biệt cho chúng. Sản phẩm này có thể được phân loại theo nhiều cách. Bài viết sẽ phân loại sàn gỗ công nghiệp theo 3 hình thức phổ biến là phân loại theo cốt gỗ, cách lắp đặt và xuất xứ.

 

Phân loại ván sàn công nghiệp theo cốt gỗ

Cốt gỗ công nghiệp lót sàn phổ biến hiện nay là HDF. Ngoài ra, trên thị trường còn có sàn ứng dụng các loại cốt như: MDF, CDF,… cụ thể như sau:

Cốt gỗ MDF

  • Cốt MDF (Medium Density Fiberboard) là cốt gỗ có ván sợi mật độ trung bình.
  • MDF thường được ứng dụng làm vật dụng nội thất thay vì lót sàn.

Cốt gỗ HDF

  • Cốt HDF (High Density fiberboard) là cốt gỗ có ván sợi mật độ cao. Mật độ ván sợi cốt gỗ càng cao thì càng cứng cáp và bền bỉ.
  • HDF chuyên dùng để lót sàn.

Cốt gỗ Green HDF

  • Cốt Green HDF (Green High Density fiberboard) là cốt gỗ HDF pha thêm bột oxit đồng hoặc chất keo chống nước. Các nhà sản xuất trộn màu xanh lá vào loại cốt này nhằm phân biệt với loại HDF thông thường.
  • Sàn gỗ cốt xanh được đánh giá có tính kháng khuẩn, ngăn nước.

Cốt gỗ CDF

  • Cốt CDF (Compact Density Fiber Board) còn được biết đến là HDF cốt đen. CDF được ứng dụng công nghệ tiên tiến mới nhất nên có độ cứng cao dù khá mỏng.
  • CDF thường được ứng dụng làm vách ngăn trang trí vì màu đen không lộ rõ khuyết điểm khi cắt tỉa thủ công.

 

Phân loại ván sàn công nghiệp theo cốt gỗ.
Phân loại ván sàn công nghiệp theo cốt gỗ.

Ứng dụng sàn gỗ công nghiệp

Ứng dụng chính của sàn gỗ công nghiệp là lát sàn. Với kích thước mỏng nhẹ đặc trưng, ván sàn gỗ công nghiệp còn được dùng để ốp tường, ốp trần và ốp mặt bậc cầu thang. Tuy mang tính đa nhiệm nhưng loại vật liệu này chỉ được ứng dụng tại không gian nội thất.

 

Sàn gỗ ốp tường, ốp trần, lát sàn, lát mặt bậc cầu thang.
Sàn gỗ ốp tường, ốp trần, lát sàn, lát mặt bậc cầu thang.

2. CÁC ƯU ĐIỂM NỔI BẬT

3. HƯỚNG DẪN THI CÔNG

4. CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

5. BẢN TIN

6. CHỨNG CHỈ CHẤT LƯỢNG

7. MỤC KHÁC

SÀN GỖ KOSMOS NEW

SÀN GỖ GALAMAX

SÀN GỖ POVAR

SÀN GỖ ROBINA

SÀN GỖ WILSON

SÀN GỖ MORSER

SÀN GỖ FORTUNE

SÀN GỖ CAMSAN

SÀN GỖ CHARM WOOD

SÀN GỖ BINYL

Zalo
Hotline